Câu hỏi “ren có kết cấu như thế nào?” được rất nhiều người đặt ra, đối với lĩnh vực cơ khí thì kết cấu ren cần được nắm rõ cho cả người học và người làm. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kết cấu của ren trong bài viết dưới đây.
Đường kính ren
– Đường kính ngoài (d): Hay còn gọi là đường kính danh nghĩa, Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong.
Đường kính ngoài của ren ký hiệu là D cho ren lỗ (hoặc d cho ren ngoài). Đường kính ngoài là đường kính cơ bản dùng làm căn cứ để tính độ sai lệch thanh ren và được xác định theo chức năng của chi tiết.
– Đường kính trong (d1): Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren trong hoặc đáy ren của ren ngoài. Đường kính trong của ren ký hiệu là D1 (hoặc d1).
– Đường kính trung bình (d2): Là trung bình cộng của đường kính ngoài và đường kính trong. Đường kính trung bình của ren là đường kính mặt trụ tưởng tượng đồng trục với ren và có đường kính cắt prôfin của ren tại điểm có bề rộng rãnh bằng nửa bước ren.Đường kính trung bình của ren ký hiệu là D2 (hoặc d2).
– Số đầu mối của ren ký hiệu là n, là số đường xoắn ốc tạo thành ren.
– Loại ren: Tương ứng với số ren trên một inch ứng với đường kính cho trước.
– Ren phải và ren trái:
+ Ren trái: Ren trái được dùng trong mối ghép có chuyển động tạo ra sự nới lỏng đối với ren phải, khi lắp cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.
+Ren phải: vặn theo chiều kim đồng hồ khi lắp, khi tháo cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.
+ Nếu là ren trái ghi ký hiệu LH, nếu không ký hiệu gì hiểu đó là ren phải,.
Tham khảo thêm:
Như vậy chúng ta đã hiểu được 1 phần ren có kết cấu như thế nào? Để tìm hiểu kỹ hơn chúng ta sẽ đi vào chi tiết nhé!
Chi tiết ren
– Ren ngoài: Là ren hình thành ở mặt ngoài các chi tiết. Ren dùng để ghép nối hay truyền lực.
– Ren trong: Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ trụ hoặc lỗ côn.
– Chân ren (hay đáy ren): Là đường cắt sâu nhất vào chi tiết khi tạo ren.
– Đỉnh ren: Là đường thuộc mặt ren có khoảng cách lớn nhất tới chân ren.
– Chiều cao ren: Là khoảng cách giữa đường chân ren và đường đỉnh ren.
– Mặt ren: Mặt nối chân ren và đỉnh ren được hình thành khi tạo ren.
– Trục: Thể hiện bằng đường tâm.
– Mép vát: Được tạo ra ở đầu ren, cho phép lắp các chi tiết một cách dễ dàng.
– Bước xoắn (L): Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được một vòng 360 độ.
– Bước ren (P): là khoảng cách giữa hai đỉnh ren liên tiếp nhau, Bước ren là khoảng cách cùng phía của hai prôfin kề nhau theo chiều trục quy định cụ thể trong tiêu chuẩn theo từng hệ ren khác nhau, khoảng cách theo trục giữa hai điểm tương ứng của hai ren kề nhau.. Bước ren ký hiệu là P. Như vậy ta có P=Ph/n.
– Dạng ren: Profin hoặc là dạng mặt cắt ren, khi mặt phẳng cắt chứa trục ren.
Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được ren có kết cấu như thế nào, các chi tiết ren và đường kính ren. Bạn đang cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox, thanh ren – ty ren… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Cơ khí Việt Hàn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.
Bài viết liên quan: