NỞ ĐINH SANKO INOX 316

NỞ ĐINH SANKO INOX 316

Nở đinh Sanko inox 304 và nở đinh Sanko mạ kẽm đang, đã và sẽ rất được tin dùng tại thị trường Việt Nam với chất lượng vượt trội. Bên cạnh đó, hiện tại chúng tôi đang phân phối thêm sản phẩm nở đinh Sanko Inox 316 tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết này Cơ khí Việt Hàn tập trung vào giới thiệu về sản phẩm nở đinh Sanko inox 316 đến quý khách hàng.

>> Tham khảo các loại bu lông nở

Nở đinh Sanko Inox 316

Công dụng

Cũng như tất cả các loại bu lông nở khác, nở đinh Sanko inox 316 cũng có công dụng là liên kết một kết cấu vào nền bê tông, nền đá, nền gạch. Tuy nhiên, sự khác biệt đến từ vật liệu sản xuất, đó là inox 316. Chính vì vậy, ngoài chức năng liên kết một kết cấu với nền bê tông, thì nở đinh Sanko inox 316 được dùng ở những vị trí chịu ăn mòn lớn như nước biển, hóa chất.

Cấu tạo

Cũng như nở đinh Sanko thép hay inox 304 thì nở đinh Sanko inox 316 cũng có cấu tạo tương tự như dưới đây:

  • Số 1: Đinh được tôi cứng
  • Số 2: Ren hệ mét, hoặc ren hệ inch.
  • Số 3: Đai ốc và vòng đệm tương thích.
  • Số 4: Sau khi đinh ngập xuống, chân bu lông nở ra bám chặt vào bê tông.
  • Số 5: Khe ngang giúp tăng lực bám.

Thông số kỹ thuật

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật của nở đinh Sanko Inox 316:

Bảng thông số kỹ thuật nở đinh sanko inox 316

Những ưu điểm của nở đinh Sanko inox 316

Dễ dàng thi công

Không cần di rời thiết bị trước khi lắp đặt

Chỉ cần đặt thiết bị vào đúng vị trí và khoan lỗ

Đặt nở đinh Sanko inox 316 vào lỗ khoan và đóng trực tiếp vào đầu đinh xuyên tâm

Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng

Dễ dàng kiểm tra

Nếu đinh xuyên tâm được đóng chạm tới phần trên của thân nở, việc lắp đặt coi như hoàn thành.

Không cần dùng cờ lê để xiết thêm sau khi đinh xuyên tâm đã được đóng khít.

Dễ dàng kiểm tra xem bu lông đã được lắp đặt đúng hay không bằng mắt thường.

Mỹ quan đẹp

Lắp thử trước đai ốc vào vị trí mong muốn, sau đó đặt nở đinh sanko inox 316 vào lỗ.

Sau khi đóng đĩnh uyên tâm, rất dễ dàng kiểm soát độ cao của phần bu lông nhô lên, và điều chỉnh độ cao đó với các bu lông khác sao cho chúng có độ đồng đều và độ cao bằng nhau.

Lực kéo ổn định

Lực kéo phụ thuộc vào độ sâu khuyến cáo, độ sâu giúp cho nở đinh Sanko inox 316 ổn định, bởi vì nở đinh luôn luôn được giữ cố định trong bê tông.

Độ sâu thi công tùy ý

Công nhân lắp đặt nở đinh Sanko inox 316 có thể được đề xuất độ sâu theo tài liệu kỹ thuật của sản phẩm hoặc có thể khoan sâu hơn vẫn có thể thi công được.

Nhưng tối thiểu phải đạt độ sâu theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Hiệu suất lực tải tốt

Đinh xuyên tâm được sử dụng trong thân của bu lông được làm bằng phương thức nung nhiệt vì quá trình gia cố đặc biệt

Các bước lắp đặt nở đinh Sanko Inox 316

Chuẩn bị dụng cụ lắp đặt

Để thi công nở đinh Sanko inxo 316 chúng ta cần chuẩn bị một số dụng cụ như dưới đây:

  1. Máy khoan và mũi khoan phù hợp với kích thước nở đinh Sanko.
  2. Búa đinh.
  3. Chổi làm sạch, máy hút bụi.
  4. Bộ dụng cụ cờ lê, mỏ lết.
  5. Đột kim loại là dụng cụ chuyên dùng, sử dụng khi đóng đinh, chúng ta không đóng trực tiếp búa đinh lên đinh của nở đinh Sanko, mà chúng ta cho đột kim loại lên mũ đinh, sau đóng búa đinh vào đột kim loại này.

Nở đinh Sanko inox 316 được thi công dễ dàng theo các bước như dưới đây:

  • Bước 1: Khoan lỗ có đường kính và chiều sâu phù hợp với kích thước nở đinh Sanko (có trong bảng thông số kỹ thuật)
  • Bước 2: Làm sạch lỗ bằng máy hút bụi, chổi kim loại, để liên kết có lược liên kết tốt nhất.
  • Bước 3: Cho nở đinh Sanko vào lỗ, liên kết luôn với bản mã ở vị trí mong muốn, chúng ta cần điều chỉnh đai ốc đến vị trí mong muốn.
  • Bước 4: Dùng búa đinh đóng đinh vào đinh ốc cho phần đuôi của nở đinh Sanko xòe ra liên kết với bê tông. Thông thường thì chúng ta đóng lút đinh là tốt nhất, nếu thừa thì chúng ta có thể cắt đi.
  • Bước 5: Điều chỉnh đai ốc nếu cần thiết.

Lưu ý: – Sau khi thi công, khi bu lông đã nở hết thì đầu đinh nằm sát ngay trên thân chính.

Các bước tháo bỏ nở đinh Sanko Inox 316

Vì 1 số lý do hay nguyên nhân nào đó, chúng ta phải tháo bỏ nở đinh Sanko Inox 316 thì chúng ta thực hiện theo các bước dưới đây. Khuyến cáo, chúng ta tháo bỏ, chứ không phải phá dỡ để hỏng các phần khác của kết cấu.

Bước 1: Tháo rời toàn bộ các chi tiết của nở đinh Sanko inox 316 ra. Nhưng giữ nguyên phần đinh xuyên tâm và phần thân của bu lông.

Bước 2: Dùng của sắt hoặc dụng cụ cắt kim loại cắt xung quanh phần ren vài mm tại phía trên phần đinh cố định chúng ta được kết quả như ảnh.

Bước 3: Sử dụng đai ốc có đường kính lớn hơn đường kính của thân nở đinh, cạnh đỉnh của đai ốc phải lắp vào phần trên của chỗ cắt.

Bước 4: Siết chặt đai ốc bằng cờ lê cho đến khi phần được cắt rời ra và đinh xuyên tâm xuất hiện phía dưới. Lúc này chúng ta dùng đòn bẩy để tháo rời phần nở đinh bị cắt ra. Chú ý, phải đảm bảo lực kéo ra theo phương thẳng đứng để tránh làm gãy đinh xuyên tâm.

Bước 5: Xiết chặt đai ốc vào phần còn lại của bu lông thêm lần nữa và kéo phần thân còn lại của bu lông ra bằng đòn bẩy.

Bước 6: Bước cuối, tháo rời toàn bộ các bộ phận của nở đinh ra.

Vật liệu sản xuất nở đinh Sanko inox 316

Bảng thành phần hóa học của vật liệu inox 316:

Thành phầnCarbon (C)Silicon (Si)Mangan (Mn)Phốt pho (P)Lưu huỳnh (S)Niken (Ni)Chromium (Cr)Mo
SUS3160,09 trở xuống1,01 trở xuống2,01 trở xuống0,045 trở xuống0,030 trở xuống10.0-14.016.0-18.02.0-3.0

Inox 316 là kim loại được bổ sung molypden (Mo) để cải thiện khả năng chống ăn mòn và chống ăn mòn rỗ.
Lý do tại sao thép không gỉ inox là kim loại chống gỉ là do bề mặt được bao phủ bởi một lớp màng oxit mỏng được gọi là màng thụ động.
Crom chứa trong đó tạo thành màng oxit này, và ngay cả khi bị hư hỏng, nó sẽ tự sửa chữa để tránh rỉ sét.
Tuy nhiên, ngay cả khi có màng thụ động, rỉ sét vẫn có khả năng xảy ra trong môi trường có nhiều ion clorua như nước biển.
Do đó, bằng cách thêm molypden, vật liệu inox 316 tăng cường hoạt động tự phục hồi của crom và làm cho nó có khả năng chống ăn mòn cao hơn.

Vì màng thụ động không bị phá hủy trên toàn bộ bề mặt, nên khi gỉ xảy ra trên thép không gỉ, nó sẽ trở thành ăn mòn từng phần.
Ăn mòn rỗ (rỉ sét) là một ví dụ điển hình của ăn mòn từng phần, và khả năng xảy ra hiện tượng này phụ thuộc vào thành phần của thép không gỉ.
Vì vật liệu inox 316 chứa nhiều molypden (Mo) và niken (Ni) hơn inox 304, nên nó có khả năng chống ăn mòn và ăn mòn rỗ cao hơn.
Vì nó là kim loại đắt hơn inox S304 do khả năng chống ăn mòn rỗ cao, nên chọn nó sau khi xem xét môi trường sử dụng và ứng dụng của các bộ phận.

Nhóm thép không gỉ Austenit như inox 316 và inox 304 là không nhiễm từ.
Khi inox 304 được gia công ở nhiệt độ phòng, cấu trúc mactenxit được hình thành và vật liệu inox 304 bị nhiễm từ.
Mặt khác, inox 316 ít có khả năng gây ra hiện tượng này hơn và thường có từ tính yếu sau quá trình gia công.

Với khả năng chịu nhiệt 870 ° C, có thể sử dụng liên tục trong môi trường nhiệt độ cao.


Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM SẢN XUẤT VÀ XNK VIỆT HÀN

Địa chỉ: 20/B5 Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại:0979293644

Email: cokhiviethan.hanoi@gmail.com 

Đánh giá bài viết post