THẾ NÀO LÀ BU LÔNG INOX 304, 201, 316, 316L VÀ CÁCH PHÂN BIỆT

Thế nào là bu lông inox 304? Thế nào là bu lông inox 201, 316, 316L, cách phân biệt

Bu lông inox hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trong việc thi công các công trình, lắp ghép chi tiết máy, lắp ghép nhà thép tiền chế, lắp ghép các loại phương tiện như ô tô, xe máy, tàu thuyền… nói chung bu lông inox được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực đời sống hiện nay, ở đâu có lắp ghép thì ở đó sẽ có bu lông inox hiện diện.

>> Tham khảo các loại bu lông inox tại đây

bu lông

Biết là bu lông inox phổ biến như vậy, nhưng thông thường thì khi đi mua hàng chúng ta phải nói rõ là mua bu lông inox 201, bu lông inox 304, bu lông inox 316 hay bu lông inox 316L thì mới cụ thể. Vậy các con số trên thể hiện vấn đề gì? Đó là loại như thế nào và sử dụng trong những trường hợp nào.

  • Bu lông inox 201 là gì? trên mũ bu lông có chữ A2-70, không ghi ký hiệu nhà sản xuất. Bu lông inox 201 được làm từ chất liệu inox 201, là loại inox có hàm lượng Ni-ken thấp, sau khi gia công nguội có từ tính. Bu lông, ốc vít loại này có thể sử dụng trong các điều kiện bình thường như mưa và khói xe, môi trường có độ ăn mòn thấp, tuy nhiên loại này ít có khả năng chịu được dung môi hay các hóa chất. Loại này có giá thành thấp nhất so với các mác thép không rỉ khác
  • Bu lông inox 304 là gì? trên mũ bu lông có chữ A2-70 và ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như THE, W, REYO,TD,…) bu lông inox 304 được làm từ chất liệu inox mác 304, đây là loại thép không rỉ có hàm lượng carbon thấp và crôm cao, so với 201 thì tính năng chống ăn mòn tốt hơn, inox 304 thường dùng để sản xuất bu lông lục giác và gia công theo phương thức dập nguội cũng như phương thức gia công dập nóng để làm những loại bu lông có đường kính to và dài. Chịu được hóa chất tốt hơn inox 201 nhưng không cứng như inox 201, được sử dụng trong các nhà máy hóa chất và các ngành công nghiệp khác nơi ăn mòn là mối quan tâm thường trực. Tính chất của Inox 304 là từ tính rất yếu và hầu như là không có. Nhưng sau khi làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp, thì từ tính lại rất mạnh (điều này đi ngược lại với quá trình tôi).
  • Bu lông inox 316 là gì? trên mũ bu lông có chữ A4-70 (hoặc A4-80) và ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như THE, W, REYO,TD,…) bu lông inox 316 sử dụng nguồn nguyên liệu là thép không gỉ inox 316 có khả năng chống ăn mòn trong môi trường nước biển và hoá chất vượt trội. Chúng chứa hàm lượng mô-lip-đen tạo nên loại thép có tính chịu đựng bề mặt rỗ tốt hơn. Những loại thép này có độ bền kéo giãn cao hơn và có tính bền ở môi trường nhiệt độ cao hơn so với các loại inox 304 khác.
  • Bu lông inox 316L là gì? trên mũ bu lông có chữ A4-70 và ký hiệu của nhà sản xuất (ví dụ như THE, W, REYO,TD,…), ngoài ra có một điểm rất dễ nhận ra đó là trên mũ có ghi rõ chữ 316L. Bu lông inox 316L là loại vật liệu có lượng carbon thấp hơn loại inox 316, hàm lượng ni-ken cao hơn inox 316 nên tính chống ăn mòn tốt hơn bu lông inox 316.

Giải thích các ký hiệu trên mũ bu lông:

  • Chữ A đề cập đến nhóm thép không gỉ Austenit.
  • Số 2, số 4 đề cập đến khả năng chống ăn mòn, con số càng lớn thì khả năng chống ăn mòn càng lớn, qua ký hiệu trên có thể thấy bu lông inox 316 chống ăn mòn tốt nhất, bu lông inox 201 chống ăn mòn kém nhất.
  • Con số 70 hoặc 80 thể hiện đặc tính cơ học của vật liệu, ví dụ như con số 70 thể hiện độ bền kéo đứt là 700 Mpa, hay 80 thể hiện độ bền kéo đứt là 800 Mpa.

Qua bài viết này chúng ta đã biết được từng loại bu lông, loại đó sử dụng trong trường hợp nào, làm thế nào để biết được loại đó qua cách ký hiệu.

Khi có yêu cầu báo giá sản phẩm bất kỳ, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến cơ khí Việt Hàn để được phục vụ và nhận báo giá nhanh nhất.


Mọi thông tin quý khách vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ TM SẢN XUẤT VÀ XNK VIỆT HÀN

Địa chỉ: 20/B5 Nguyễn Cảnh Dị, KĐT Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Điện thoại: 0917014816/0979293644

Email: cokhiviethan.hanoi@gmail.com / bulongviethan@gmail.com

 

Đánh giá bài viết post

Trả lời