Hướng dẫn thi công bu lông móng (bu lông neo móng)

Sau khi đã lựa chọn được bu lông móng (bu lông neo móng) phù hợp với yêu cầu kỹ thuật thì bước tiếp theo là thi công và lắp đặt bu lông móng (bu lông neo móng).

Bu lông móng bu lông neo chữ L

Sử dụng dưỡng bu lông, dùng thép tròn D8 hoặc D10 để cố định tạm các bu lông móng (bu lông neo móng) trong cụm, cụm bu lông với thép chủ trong dầm, cột.

Kiểm tra, định vị tim, cốt trong mỗi cụm và các cụm với nhau theo bản vẽ thiết kế lắp dựng. Sử dụng máy kinh vỹ, máy thủy bình, hoặc máy toàn đạc điện tử để thực hiện (thiết bị đo đạc phải được kiểm định).

Kiểm tra chiều nhô cao của bu lông móng (bu lông neo móng) lên so với cốt +/-0.00m trong bản vẽ thiết kế (thông thường khoảng 100mm).

Bu lông móng (bu lông neo móng) phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết (có thể là mặt bê tông, mặt bản mã).

Sau khi căn chỉnh xong, cố định chắc chắn các cụm bu lông với thép chủ, với ván khuôn, với nền để đảm bảo bu lông không bị chuyển vị, dịch chuyển trong suốt quá trình đổ bê tông.

Dùng ni lông bọc bảo vệ lớp ren bu lông móng (bu lông neo móng) khi đã lắp dựng xong để tránh bị hỏng ren khi đổ bê tông.

Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bu lông móng đã lắp dựng. Sai số được cho phép như trong bảng sau:

Bước lắp đặt bu lông neo móng đã hoàn thiện, bước tiếp theo là lắp cột, xà…

Đánh giá bài viết post

Trả lời