Xung quanh một chiếc bu lông inox rất nhỏ bé, nhìn có vẻ như rất đơn giản là rất nhiều thông số mà không phải ai cũng có thể biết, bài viết dưới đây cơ khí Việt Hàn sẽ đề cập đến một số ý nghĩa của các thông số cơ bản của bu lông inox.
Cơ tính của bu lông inox
Cơ tính của bu lông inox được đánh giá theo các cấp độ bền như sau: 4.6, 4.8, 5.6, 5.8, 6.6, 6.8, 8.8, 9.8*, 10.9, 12.9 và được quy định bởi tiêu chuẩn TCVN1916 – 1995, ISO 898-1 hoặc JIS B1051.
Ghi chú: (* )ít được áp dụng trong thực tế
Cấp độ bền được ký hiệu bằng 2 chữ số. Chữ số đầu bằng 1/100 giới hạn bền đứt, N/mm2. Chữ số sau bằng 1/10 của tỷ số giữa giới hạn chảy và giới hạn bền đứt, %. Tích của hai số bằng 1/10 giới hạn chảy, N/mm2
Ví dụ: bu lông inox đạt cấp bền 8.8 có nghĩa là: Giới hạn bền đứt: sb min = 800 N/mm2, Giới hạn chảy: sc min = 640 N/mm2
Trong đó các tiêu chí cần thiết để đánh giá cường độ một bu lông inox bao gồm các chỉ tiêu sau:
– Giới hạn bền đứt (Tensile strength): sb (N/mm2 hoặc MPa)
– Giới hạn chảy (Yield Strength) : sc (N/mm2 hoặc MPa)
– Giới hạn chảy quy ước (Yield Strength): s0.2 (N/mm2 hoặc MPa) – Khi không dùng chỉ tiêu giới hạn chảy thì dùng chỉ tiêu giới hạn chảy quy ước.
– Độ cứng (Hardness): Có nhiều loại độ cứng tuỳ thuộc vào phương pháp thử: Độ cứng Vicke (HV), độ cứng Brinen (HB), độ cứng Rockwell (HR)
– Độ giãn dài tương đối (Enlongation): d(%)
– Độ dai va đập (Impact strength): J/cm2
– Ứng suất thử (Stress under proof load: sF (N/mm2 hoặc sF/s01 hoặc sF/s02).
– Ngoài ra còn có một số chỉ tiêu để đánh giá như: Độ bền đứt trên vòng đệm lệch, độ bền chỗ nối đầu mũ và thân bulông, chiều cao nhỏ nhất vùng không thoát cacbon, chiều sâu lớn nhất cửa vùng thoát cacbon hoàn toàn.
Định nghĩa các thông số cơ tính của bu lông inox:
– Ứng suất (s) được xác định bằng lực tác dụng trên một đơn vị diện tích, s = F/S (N/mm2) hoặc (MPa)
– Giới hạn đàn hồi (còn gọi là giới hạn tỷ lệ) se là ứng suất quy ước lớn nhất mà tại đó biểu đồ kéo vẫn còn quan hệ đường thẳng hay là khi bỏ tải mẫu trỏ lại kích thước ban đầu.
– Giới hạn chảy là ứng suất quy ước mà tại đó vật liệu bắt đầu “chảy” tức tiếp tục biến dạng với ứng suất không đổi tương ứng với đoạn nằm ngang trên biểu đồ kéo. Giới hạn chảy quy ước là ứng suất quy ước mà độ giãn dài dư tương đối (tức là khi đã bỏ tải trọng) là 0,2%.
– Giới hạn bền là ứng suất quy ước tương ứng với lực kéo lớn nhất mà mẫu chịu được trước khi đứt.
– Độ giãn dài tương đối: dL = (L1-Lo)/Lo x 100%
– Độ thắt tiết diện: dS = (So – S1)/So x 100%.
– Độ dai va đập là công cần thiết để phá huỷ một đơn vị diện tích, mặt cắt ngang của mẫu ở chỗ có rãnh (ak, KJ/m2). Thử va đập để đánh giá khả năng phá huỷ giòn của vật liệu cũng như khả năng làm việc dưới tải trọng va đập.
– Tải trọng mỏi là tải trọng biến đổi theo thời gian, có quy luật được lặp lại tuần hoàn rất nhiều lần, thường dẫn đến phá huỷ ở ứng suất thấp hơn giới hạn bền kéo tĩnh.
– Độ cứng là khả năng chống lại biến dạng dẻo của vật liệu thông qua tác dụng của mũi đâm.
+ Độ cứng biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo của bề mặt chứ không phải của toàn sản phẩm.
+ Độ cứng càng cao tính chống mài mòn càng tốt.
+ Độ cứng có quan hệ nhất định với giới hạn bền kéo và khả năng gia công cắt.
Các phương pháp đo độ cứng của bu lông inox:
– Độ cứng Brinen (HB) là số thứ nguyên được xác định khi ép một viên bi tiêu chuẩn dưới tải trọng P xác định lên bề mặt vật liệu, sau khi bỏ tải bi sẽ để lại vết lõm có diện tích lõm F.
– Độ cứng Rocven là loại độ cứng quy ước (không có thứ nguyên) xác định bằng chiều sâu gây ra bởi tác dụng của tải trọng chính P1 đặt vào rồi bỏ đi. HRB dùng bi thép và P = 100 kg; HRC dùng mũi kim cương và P = 150 kg; HRA dùng mũi kim cương và P = 60 kg.
– Độ cứng Vicke giống với đo độ cứng Brinen, chỉ khác mũi đâm bằng kim cương dạng hình tháp, bốn mặt đều với góc ở đỉnh giữa hai mặt đối diện là 1360; tải trọng tác dụng nhỏ.
Bài viết liên quan: