Bulong inox 304 hiện nay được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc thi công công trình, lắp ráp trong các nhà máy, lắp ráp nhà xưởng… Hiện nay bulong inox 304 cũng như các loại bulong khác có rất đa dạng chủng loại, để có thể sử dụng vào rất nhiều công việc khác nhau. Trong bài viết này cơ khí Việt Hàn sẽ nói về sự đa dạng chủng loại của bulong inox 304 và những công việc sử dụng đến chủng loại bulong inox 304 đó.
Sự đa dạng về chủng loại của bulong inox được thể hiện như thế nào?
Nói về sự đa dạng chủng loại của một sản phẩm nào đó có nghĩa là chúng ta đang đề cập đến sự phong phú về sản phẩm. Bulong inox hiện nay đang rất đa dạng và chắc chắn sẽ đa dạng hơn trong thời gian sắp tới. Bulong inox đa dạng từ kiểu dáng, quy cách cho đến đa dạng và phong phú về vật liệu sản xuất. Hiện nay có rất nhiều loại bulong inox, chúng ta có thể thấy điển hình hiện nay có một số loại như sau:
Bulong inox ren suốt Din 933 là loại bulong inox được sử dụng thông dụng nhất hiện nay. Phần mũ của giác bulong có dạng lục giác ngoài, vặn bằng cờ lê, có đường kính giác cũng như chiều dày giác theo tiêu chuẩn Din 933. Phần thân bulong có dạng hình trụ tròn đều, trên thân được tiện ren hệ mét toàn bộ thân. Tiêu chuẩn tiện ren hệ mét là tiêu chuẩn thông dụng nhất hiện nay được sử dụng tại Việt Nam.
Bulong inox ren lửng Din 931, cũng là loại bulong được sử dụng rất phổ biến. Nếu chỉ nhìn qua con bulong thì khó có thể phân biệt được bulong tiêu chuẩn Din 933 và tiêu chuẩn Din 931. Sực khác nhau của một con bulong tiêu chuẩn Din 933 và tiêu chuẩn Din 931 đến từ đặc điểm tiện ren trên thân của bulong. Với bulong tiêu chuẩn Din 933 thì toàn thân được tiện ren, còn bulong tiêu chuẩn Din 931 được tiện ren chỉ một phần thân bulong. Tất nhiên, phần tiện ren bao nhiêu và phần để trơn bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào tiêu chuẩn sản xuất. Bulong inox ren lửng Din 931 hay còn có tên gọi khác là bulong ren nữa (một nữa ren).
Bulong inox đầu tròn cổ vuông Din 603 có cấu tạo có thể chia ra làm 3 phần: đó là phần thân được tiện ren hệ mét như các loại bulong thông thường. Phần cổ vuông của bulong có chức năng chống xuay cho bulong khi xiết bulong. Phần mũ của bulong có dạng hình cầu (hình tròn) có chức năng neo giữ liên kết cho bulong. Bulong inox đầu tròn cổ vuông được sử dụng thông thường để bắt trục, hay lắp giá đỡ.
Bulong inox lục giác chìm đầu bằng Din 7991 có cấu tạo có thể chia ra làm 2 phần: phần thân bulong có dạng hình trụ tròn, được tiện ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét. Phần mũ bulong có dạng lục giác chìm (loại giác sử dụng lục lăng để xiết chứ không sử dụng cờ lê để vặn). Bulong inox tiêu chuẩn Din 7991 có dạng lục giác đầu bằng. Loại bulong này còn có tên thường gọi là bulong đầu côn. Hiện nay tiêu chuẩn Din 7991 được áp dụng vào sản xuất đại trà loại bulong này.
Bulong inox lục giác chìm đầu cầu Din 7380 hay còn có tên gọi khác là bulong inox lục giác chìm đầu tròn. Cũng là lọa bulong lục giác chìm, nhưng loại sản phẩm này lại có phần mũ của bulong nhô lên dạng hình cầu. Nếu so với bulong lục giác chìm đầu bằng thì chỉ có sự khác nhau đến từ phần mũ của bulong.
Bulong inox lục giác chìm đầu trụ Din 912 là loại bulong lục giác chìm được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay trên thị trường. Phần mũ của bulong có dạng hình trụ tròn vặn bằng lục lăng. Với sản phẩm sản xuất từ vật liệu inox thì phần mũ của bulong thường có ghi thêm thông tin về vật liệu sản xuất ra con bulong đó.
Bulong inox liền long đen Din 6921 cũng là một loại bulong lục giác ngoài. Tuy nhiên sự khác nhau so với các loại bulong lục giác ngoài thông thường đến từ phần mũ của bulong. Với loại bulong inox liền long đen Din 6921 thì phần mũ của bulong có dạng lục giác, tuy nhiên sẽ có phần “liền long đen”.
Bulong tai hồng inox còn có tên thường gọi là bulong cánh chuồn hay bulong tai chuồn Din 316. Loại bulong này không quá phổ biến, tuy nhiên chúng ta vẫn thường xuyên bắt gặp. Loại bulong này có hai cánh như hai cánh chuồn có thể sử dụng tay để xiết, còn nếu muốn xiết mạnh hơn thì dùng dụng cụ khác để xiết bulong.
Bulong mắt inox Din 444 có cấu tạo khác những loại bulong còn lại khu mũ bulong có lỗ thường sử dụng để neo một kết cấu khác. Còn phần thân của bulong vẫn là hình trụ tròn, được tiện ren theo tiêu chuẩn ren hệ mét. Phần thân của bulong mắt inox có thể tiện ren suốt hoặc ren lửng tùy thuộc vào chiều dài của thân bulong.
Bulong hóa chất inox là một loại bulong đặc biệt nhất trong các loại bulong đã kể trên. Bulong hóa chất được sử dụng chôn vào nền bê tông kết hợp cùng hóa chất cấy thép, tạo liên kết chắc chắn giữa nền bê tông và con bulong. Bulong hoác chất thường được sử dụng để cấy thép thiều vào bê tông, hay sử dụng để bắt chân đế cột. Bulong hóa chất inox là loại bulong hóa chất được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ inox.
Bài viết liên quan: