Bu lông là gì? Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

Bu lông là gì? Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần? Bài viết này, Cơ Khí Việt Hàn xin giải đáp đầy đủ và hệ thống nhất các kiến thức về bu lông đến với các bạn.

Tên gọi

Trong tiếng Anh bu lông gọi là Bolt. Về tên gọi, theo định nghĩa chuẩn xác nhất của wikipedia, bu lông hay còn gọi là bulong, có bắt nguồn từ tiếng Pháp gọi là boulon, bù lon hay bu-loong, bù-loong.

Định nghĩa bu lông?

Bu lông là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để liên kết, lắp ráp các chi tiết đơn lẻ để tạo thành 1 khối thống nhất, bulong có dạng hình thanh trụ tròn, một đầu có mũ hình vuông, hình tròn hoặc hình lục giác…, một đầu có ren để vặn vừa với đai ốc.

cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần

Mối lắp ghép bằng bulông và đai ốc (con tán) chịu được tải trọng kéo và uốn rất tốt, nó lại có độ bền, linh hoạt ổn định trong thời gian dài. Việc tháo lắp và hiệu chỉnh các mối lắp ghép bằng bu lông rất đơn giản, thuận tiện, thao tác nhanh chóng và không đòi hỏi công nghệ phức tạp như những mỗi ghép khác.

Nguyên lý làm việc của bulông rất đơn giản, để giúp kẹp chặt các chi tiết lại với nhau, nó dựa trên sự ma sát giữa các vòng ren của đai ốc và bu lông.

Bu lông ốc vít được sử dụng rộng rãi trong các ngành chế tạo cơ khí, thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng, máy móc, , giao thông… ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Chất liệu của bulong

Thép là vật liệu phổ biến nhất để sản xuất bu lông ốc vít

Bu lông được chế tạo từ thép, thép cứng, thép không gỉ, titan, đồng thau, nhôm, hợp kim đồng, nhựa… Việc lựa chọn vật liệu để sản xuất bulông phụ thuộc nhiều vào vị trí kết nối mà nó được sử dụng, nhưng thép vẫn là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất (đến 90%).

Trong các mối ghép bulong không thể thiếu đai ốc (hay còn gọi là ê cu, con tán) và vòng đệm (gồm long đen phẳng và long đen vênh), chúng có mối liên hệ lẫn nhau không thể tách rời.

Cấu tạo của bu lông

Bu lông (bulông) gồm có 2 phần là đầu và thân bu lông.

Đầu bulong được thiết kế theo nhiều hình dạng khác nhau, gồm có hình tròn; hình lục giác 6 cạnh ngoài (bu lông lục giác ngoài); hình vuông, hoặc hình lục giác 6 cạnh được dập chìm bên trong (bulong lục giác chìm); 8 cạnh (bát giác); hoặc những hình khác như: hình ô van, hình nón, hình đầu tròn cổ vuông, hình trụ…

Tuy nhiên hiện nay, loại bu lông có 6 cạnh được dập chìm bên trong (bu lông lục giác chìm) và đầu mũ 6 cạnh ngoài (bu lông lục giác ngoài) đang là 2 loại bulong được sử dụng nhiều nhất do có tính thẩm mỹ cao và sự tiện dụng trong quá trình sản xuất và sử dụng.

cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần

Thân bulong được tiện ren theo 2 kiểu: Ren suốt và ren lửng, thân bu lông có độ dài đủ để luồn qua các chi tiết cần được lắp ghép,.

Bu lông ren suốt sẽ được tiện ren toàn bộ phần thân bulong, từ đầu mũ đến cuối bulong. Bu lông ren lửng thì chỉ được tiện ren 1 phần thân bulong, bắt đầu từ đầu mũ bu lông, độ dài tiện ren sẽ tùy thuộc vào yêu cầu thiết kế bulông và yêu cầu của công trình lắp ghép.

Cuối cùng là mặt cuối của bulong cũng có rất nhiều hình dạng, ví dụ như mặt cole, mặt phẳng, chỏm cầu hoặc mặt trụ tròn.

Tuy nhiên hiện nay, mặt cuối bu lông dạng cole đang được sử dụng nhiều nhất bởi nó khắc phục được nhược điểm của 2 dạng mặt cuối hình phẳng và hình chỏm: Mặt cuối hình chỏm thì khó chế tạo còn mặt cuối hình phẳng thì hay xảy ra sự cố hỏng ren.

Tham khảo thêm:

Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?

Cấu tạo mối ghép bu lông gồm 4 phần: Đó là đai ốc, vòng đệm, chi tiết ghép, bu lông.

Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được Bu lông là gì? Cấu tạo mối ghép bu lông gồm mấy phần?. Bạn đang cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox,… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Cơ khí Việt Hàn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.

Đánh giá bài viết post