An toàn là điều kiện tiên quyết cho mọi công trình, chính vì vậy trong mọi công trình phải đảm bảo yếu tố an toàn luôn đặt lên hàng đầu. Trong quá tình lắp ghép bu lông neo móng cũng vậy, yếu tố an toàn cũng luôn được ưu tiên, vậy tại sao lắp bu lông neo móng lại phải cần tới yếu tố an toàn? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc đó.
Yếu tố đầu tiên khi chọn bu lông neo đó là phải kiểm tra bu lông neo móng đã đạt yêu cầu theo thiết kế chưa? Đã đảm bảo độ an toàn theo thiết kế chưa? Khi khâu kiểm tra bu lông neo đã xong thì lắp bu lông neo theo thiết kế.
Sau khi đã cố định bu lông neo móng xong, bước tiếp theo là lắp cột thép vào bu lông neo móng, thời điểm này chính là lúc thường xảy ra sự cố ngoài mong muốn nhất. Giải thích cho sự cố này, đó là khi lắp cột thép xong, kết cấu cột xà chưa được liên kết vào nhau nên cực kỳ dễ mất ổn định khi gặp gió bão, hay lực tác dụng từ bên ngoài. Lúc này có thể xảy ra hiện tượng cột thép bị đổ, nhổ bu lông neo móng lên.
Nếu toàn bộ hệ thống khung thép đã hoàn chỉnh cột, kèo, xà liên kết vào nhau thì lúc này hệ thống khung đã rất chắc chắc, chỉ có thể có sự cố khi va chạm mạnh.
Chính vì vậy, sau khi đã ổn định bu lông neo móng, đến bước lắp cột thép cần chú ý một số yếu tố sau:
– Lái cẩu phải luôn tỉnh táo và tập trung khi vận hành máy cẩu, lúc này một sai sót nhỏ có thể gây ra việc mất an toàn đến người xung quanh cũng như toàn bộ công trình.
– Thời tiết không thuận lợi, có thể dừng thi công.
– Khi lắp ghép, không dựa tất cả vào bu lông neo móng, mà phải chuẩn bị thêm giằng, kèo, cột luôn hỗ trợ khi lắp cột.
– Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung (cao độ, độ lệch cho phép, độ võng…). Từ đó triển khai lắp các khung tiếp theo nối tiếp vào khung giằng chính. Nếu có thể lắp đủ số lượng xà gồ là tốt nhất, nếu không thì lắp ít nhất 50% số lượng xà gồ của từng khoang, dần dần hoàn thiện đến toàn bộ khung.
Bài viết liên quan: