Công thức tính lực ma sát
Cơ Khí Việt Hàn xin được giới thiệu tới các bạn công thức tính ba lực ma sát: ma sát nghỉ, ma sát trượt và ma sát lăn giúp các bạn so sánh và ứng dụng ba lực ma sát này trong thực tế. Dưới đây là các công thức tính lực ma sát
Lực ma sát nghỉ:
+ Xuất hiện tại bề mặt tiếp xúc, do bề mặt tiếp xúc tác dụng lên vật khi có ngoại lực giúp cho vật đứng yên tương đối trên bề mặt của vật khác hoặc thành phần của ngoại lực // bề mặt tiếp xúc tác dụng làm vật có xu hướng chuyển động,
+ Điểm đặt: lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
+ Chiều: ngược chiều với lực (hợp lực) của ngoại lực (các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc Ft) hoặc xu hướng chuyển động của vật.
+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.
+ Độ lớn: Fmsn = Ft Fmsn Max = μn N (μn > μt )
Ft: Độ lớn của ngoại lực (thành phần ngoại lực) song song với bề mặt tiếp xúc μn.
* Chú ý: trường hợp nhiều lực tác dụng lên vật thì Ft là độ lớn của hợp lực các ngoại lực và thành phần của ngoại lực song song với bề mặt tiếp xúc.
Lực ma sát trượt:
+ Điểm đặt lên vật sát bề mặt tiếp xúc.
+ Xuất hiện tại bề mặt tiếp xúc khi có chuyển động tương đối 2 bề mặt tiếp xúc và cản trở chuyển động của vật.
+ Phương: song song với bề mặt tiếp xúc.
+ Chiều: ngược chiều với chiều chuyển động tương đối so với bề mặt tiếp xúc.
+ Độ lớn: Fmst = μt N ; N: Độ lớn áp lực( phản lực)
Tham khảo thêm:
Lực ma sát lăn:
Khi một vật lăn trên một vật khác, xuất hiện nơi tiếp xúc và cản trở chuyển động lăn.
Fmsl có đặc điểm như lực ma sát trượt.
Thông qua bài viết trên, các bạn cũng đã nắm được Công thức tính lực ma sát. Bạn đang cần có nhu cầu mua các sản phẩm như bu lông inox, ốc vít inox,… để phục vụ trong sản xuất, bạn có thể tìm đến đơn vị chúng tôi. Cơ khí Việt Hàn đảm bảo sẽ mang đến cho bạn những sản phẩm chất lượng, uy tín nhất thị trường hiện nay.
Bài viết liên quan: