Định nghĩa bu lông inox
Bu lông inox là một loại bu lông nói chung, có nhiều cấu tạo tương đối khác nhau, tuy nhiên điểm chung của nó đều là có ren trên thân hình tròn đều. Bu lông inox được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ được gọi là inox. Dưới đây là định nghĩa về một số loại bu lông inox phổ biến và thông dụng nhất hiện nay.
Bu lông inox 304 là loại bu lông được sản xuất từ loại thép không gỉ có mác thép là SUS 304 hay còn gọi là inox 304. Inox 304 có trong thành phần hóa học bao gồm 17% -19% Chrome, 8% -12% niken, 0,08% cacbon tối đa. Đây là loại thép không gỉ cao cấp được sử dụng cho bu lông máy, kim loại tấm, bu lông chống ăn mòn và tất cả các loại bu lông rèn đầu nguội hoặc nóng. Bu lông inox 304 hiện nay đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, nhờ vào khả năng chống ăn mòn hóa học tuyệt vời, cùng khả năng chịu lực rất tốt, được đánh giá cao.
Bu lông inox 201 được sản xuất từ mác thép SUS 201, hay có tên gọi là inox 201. Inox 201 là loại thép có thành phần Ni bị cắt giảm đi nhiều so với inox 304. Điều này giúp giảm giá thành vật liệu sản xuất, bởi giá Ni là quá cao. Chính vì vậy, khả năng chống ăn mòn hóa học của bu lông inox 201 không được đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó với thành phần Mn cao trong cấu tạo, chính vì vậy bu lông inox 201 có khả năng chịu lực rất tốt. Bu lông inox 201 được sử dụng tại những vị trí không yêu cầu chống ăn mòn cao, trong khi vẫn đảm bảo khả năng chịu lực và tính thẩm mỹ cao.
Bu lông inox 316 là loại bu lông được sản xuất từ vật liệu thép không gỉ có mác thép SUS 316, hay còn gọi là inox 316. Trong thành phần hóa học của inox 316 có 16% -18% Chrome, 10% -14% niken, 0,8% cacbon tối đa, 2,00% molypden tối đa. Loại vật liệu này, inox 316 có khả năng chống ăn mòn cao hơn khi được sử dụng với một số axit nhất định nếu so với khả năng chống ăn mòn của inox 304 đã nói ở trên. Bu lông inox 316 được sử dụng trong ứng dụng nước mặn như tàu thuyền và bến tàu, các công trình trên biển, ven biển.
Bu lông inox 310/ 310S hay còn gọi là bu lông chịu nhiệt. Loại bu lông này được sản xuất từ vật liệu inox 310, đây là loại vật liệu có thể chịu nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong thành phần của inox 310 có chưa 25% crom và 20% niken. Bu lông inox 310 được sử dụng ở những vị trí làm việc lên đến 1150 độ C. Chúng ta thường thấy bu lông inox 310 được sử dụng trong các lò hơi, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy lọc dầu, buồng đốt, thiết bị chế biến thực phẩm hay cấu trúc đông lạnh…
Bên trên là một số loại bu lông inox phổ biến hiện nay, ngoài ra cũng còn nhiều các loại bu lông inox khác nữa, tuy nhiên không phổ biến, chính vì vậy chúng tôi không đề cập ở đây.
Các loại bu lông inox
Bên trên chúng ta đã phân biệt bu lông inox căn cứ trên loại vật liệu sản xuất ra chiếc bu lông đó. Ngoài ra, chúng ta còn có nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật để sản xuất ra các loại bu lông có cấu tạo khác nhau, có thông số kỹ thuật khác nhau. Tùy vào từng công việc cụ thể thì mỗi loại bu lông đó lại phát huy ưu điểm riêng của mình. Cũng tùy vào thị trường cụ thể mà tiêu chuẩn kỹ thuật cũng khác nhau. Dưới đây là một số tiêu chuẩn kỹ thuật sản xuất bu lông trên thị trường hiện nay.
- Phân biệt các loại bu lông inox căn cứ theo tiêu chuẩn sản xuất
Dưới đây là một số loại bu lông inox thông dụng được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN của Đức, đây là những tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
Bu lông inox ren suốt tiêu chuẩn DIN 933
Đây là loại bu lông phổ biến nhất hiện nay, loại này dễ dàng sử dụng và được sử dụng cờ lê để lắp xiết. Ở bất cứ đâu, chúng ta đều có thể nhìn lấy loại bu lông này, vì đơn giản là nó vô cùng phổ biến.
Bu lông inox ren lửng tiêu chuẩn DIN 931
Loại bu lông này cũng khá phổ biến, cũng dùng cờ lê để lắp xiết, tuy nhiên nó không phổ biến như loại tiêu chuẩn DIN 933. Loại bu lông này thì thường thấy ở những loại bu lông có kích thước lớn và chiều dài lớn.
Bu lông inox lục giác chìm đầu trụ tiêu chuẩn DIN 912
Loại bu lông này có tính thẩm mỹ cao, sử dụng lục lăng để vặn và lắp xiết. Bu lông inox lục giác chìm đầu trụ được sử dụng rất nhiều trong việc thi công hệ thống điện năng lượng mặt trời.
Bu lông inox lục giác chìm đầu bằng tiêu chuẩn DIN 7991
Loại bu lông này có đặc tính là chìm hẳn vào bên dưới bề mặt, chứ không nổi lên như các loại bu lông khác. Bu lông inox lục giác chìm đầu bằng, hay còn gọi là bu lông đầu côn. Việc thi công loại bu lông này chỉ nên sử dụng với lỗ cũng có hình côn.
Bu lông inox lục giác chìm đầu cầu tiêu chuẩn DIN 7380
Với loại bu lông này thì mũ có hình cầu, hay hình tròn nhô lên khi lắp ghép, mang đến tính thẩm mỹ cao, cũng như hạn chế việc bu vướng vào những chi tiết khác khi đã thi công xong.
Bu lông inox đầu tròn cổ vuông tiêu chuẩn DIN 603
Loại bu lông này hay còn gọi là bu lông chống xuay, hay bu lông thang máng cáp, vì sản phẩm này được sử dụng nhiều tỏng hệ thống thi công thang máng cáp. Đặc điểm của loại bu lông này là lắp vào lỗ vuông, nó không bị xuoay khi thi công vì có phần cổ vuông.
Bu lông inox liền long đen tiêu chuẩn DIN 6921
Loại bu lông này có mũ lục giác như loại tiêu chuẩn DIN 933 hay DIN 931, tuy nhiên nó lại có phần như long đen phẳng, giúp diện tích tiếp xúc với kết cấu tăng lên khi sử dụng.
Bu lông inox tai hồng tiêu chuẩn DIN 316
Bu lông tai hồng hay còn gọi là bu lông cánh, hay bu lông tai chuồn. Sản phẩm này thì chúng ta có thể dễ dàng dùng tay để lắp xiết, vì nó có 2 cánh như phần tay đòn, giúp tăng lực xiết khi dùng tay.
Bu lông mắt inox tiêu chuẩn DIN 444-B
Là loại bu lông có đầu khá đặc biệt như hình dưới đây, thường dùng để cố định nắp lò hơi, hay cố định dường dây cáp.
Và còn nhiều loại bu lông tiêu chuẩn và phi tiêu chuẩn khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp đến cơ khí Việt hàn để được hỗ trợ và tư vấn.
- Căn cứ theo tiêu chuẩn ren
Về cơ bản sẽ có 2 loại ren phổ thông như sau:
Bu lông inox ren hệ Inch
Bu lông inox ren hệ mét
Và các loại bu lông sản xuất theo yêu cầu
Bài viết liên quan: