Tiêu chuẩn vòng đệm – Trong ngành cơ khí, có những sản phẩm không thể thiếu trong ngành này và bên cạnh đó là những tiêu chí đánh giá cũng như tiêu chuẩn về chúng. Bài viết hôm nay, Cơ Khí Việt Hàn sẽ gửi đến bạn tiêu chuẩn vòng đệm theo đúng tiêu chuẩn nhà nước đã đề ra.
Đôi nét về vòng đệm
Vòng đệm là một trong những bộ phận không thể thiếu bên cạnh bu lông, ốc vít và các vật liệu cơ khí khác. Vòng đệm thường có dạng hình tròn hoặc hình mỏng dẹt và được làm từ kim loại nên rất chắc chắn và có độ bền cao.
Đây được biết đến là một chi tiết trung gian giúp siết chặt bu lông và ốc vít lại với nhau, tưởng chừng đây là một chi tiết không cần thiết thế nhưng chúng là một chi tiết vô cùng cần thiết mà ngành cơ khí không thể thiếu.
>>> Xem thêm: Long đen (Vòng đệm)
Phân loại vòng đệm
Hiện nay, có 3 loại vòng đệm được lựa chọn và sử dụng thịnh hành nhất. Mỗi loại đều có những chức năng và nhiệm vụ riêng của chúng. Dưới đây sẽ là 3 loại vòng đệm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn.
Vòng đệm vênh
Vòng đệm vênh là chi tiết nằm giữa bu lông và ốc vít, chúng có trách nhiệm bảo vệ bề mặt của hai bộ phận này khi thực hiện thao tác siết chặt chúng lại với nhau.
Vòng đệm vênh được thiết kế bởi chất liệu kim loại và có dạng hình tròn, tuy nhiên 2 đầu của hình tròn sẽ không được gắn liền với nhau mà sẽ được làm chênh góc nhau tạo ra một khe hở lệch góc.
Trong chi tiết này, chúng sẽ gồm 2 loại nhỏ chính là vòng đệm vênh DIN 127B và vòng đệm vênh sóng. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng mà người dùng sẽ chọn lựa loại vòng đệm vênh sao cho phù hợp nhất.
Vòng đệm phẳng
Vòng đệm phẳng là có chức năng phân phối áp lực kẹp gây ra bằng cách siết chặt bu lông và ốc vít lại với nhau. Chúng có thể nằm bên bu lông, hoặc bên đai ốc vít hay cả hai vị trí này đều được.
Loại vòng đệm này được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như thép, đồng, hợp kim hay nhôm. Tuy nhiên, dù là chất liệu gì đi chăng nữa thì chúng vẫn đảm bảo phát huy tối đa công dụng của mình.
Nhóm vòng đệm phẳng gồm nhiều loại nhỏ khác nhau ứng dụng vào từng vị trí cũng như tính chất công việc riêng của chúng như vòng đệm phẳng tròn cơ bản, vòng đệm đĩa côn, vòng đệm kẹp hình vuông và vòng đệm hàm răng cưa.
Vòng đệm chữ C
Ngay từ tên gọi của sản phẩm, ta đã có thể dễ dàng nhận dạng ra hình dáng của loại vòng đệm này. Chúng được thiết kế giống như chữ C nên hai đầu của vòng đệm sẽ được hở ra khá lớn và không chênh góc, cũng như không gắn liền với nhau.
Tùy vào nhu cầu sử dụng mà người ta đã chia ra được làm hai loại chính là vòng đệm chữ C và vòng đệm kẹp hình C. Vì thế, trước khi sử dụng sản phẩm, mọi người nên xem xét thật chắc chắn mục đích của mình để chọn mua được loại vòng đệm phù hợp nhất.
Tại sao cần phải biết tiêu chuẩn vòng đệm?
Bất cứ một sản phẩm nào khi được sản xuất cũng đều có thông số kỹ thuật cũng như tiêu chuẩn riêng, vòng đệm cũng là một trong những sản phẩm không ngoại lệ đối với ngành cơ khí.
Tiêu chuẩn vòng đệm đã được nhà nước quy định và đưa ra các con số cụ thể để nhà sản xuất tuân theo đó và làm ra những chiếc vòng đệm chuẩn nhất.
Việc nắm chắc tiêu chuẩn vòng đệm sẽ đảm bảo mọi công việc trong ngành cơ khí được hoàn thành nhanh chóng, hiệu quả. Thậm chí, các tiêu chuẩn này đưa ra để đảm bảo độ an toàn cao nhất cho công việc của mỗi người.
Những tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với các sản phẩm tương thích với chúng nên người dùng không gặp quá nhiều khó khăn khi thực hiện. Hơn nữa, chúng còn giảm thiểu các tình trạng rủi ro, khó khăn trong quá trình làm việc.
>>> Xem thêm: Tác dụng của vòng đệm hãm trong các kết nối bu lông – ốc vít
Tiêu chuẩn vòng đệm theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam
Đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật theo TCVN 134 – 77 thì khối lượng của đệm sẽ tương ứng với bảng quy đổi cụ thể dưới đây.
Đối với đường kính thân của chi tiết kẹp chặt (tính theo mm) là 1 – 1,2 – 1,4 – 1,6 – 2 – 2,5 – 3 – 4 – 5 – 6 – 7 – 8 và 10 thì sẽ tương ứng với tiêu chuẩn vòng đệm – kích thước theo đúng tiêu chuẩn TCVN là 0,020 – 0,026 – 0,025 – 0,031 – 0,078 – 0,108 – 0,119 – 0,308 – 0,443 – 0,853 – 2,32 và 4,08.
Cứ tương tự như vậy, với các đường kính thân của chi tiết kẹp chặt lớn hơn thì tiêu chuẩn vòng đệm sẽ chênh lệch cao hơn, như dưới bảng chi tiết sau đây.
Đường kính thân của chi tiết kẹp chặt (mm) là 12, 14, 16, 18, 20, 22, 24, 27, 30, 36, 42 và 48 thì tương ứng với chúng là là tiêu chuẩn vòng đệm cụ thể như sau 6,27 – 10,3 – 11,3 – 13,7 – 22,9 – 24,5 – 32,3 – 52,9 – 67,1 – 110 – 157 và 276.
Từ bảng tiêu chuẩn vòng đệm trên nhà sản xuất cũng như người dùng có thể dễ dàng nắm chắc được tiêu chuẩn của sản phẩm này, từ đó quy trình sản xuất cũng như áp dụng vào công việc cũng thuận lợi hơn rất nhiều.
Bài viết trên chính là tiêu chuẩn vòng đệm mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trên sẽ hữu ích đến bạn đọc.
Bài viết liên quan: