Kinh nghiệm lắp ghép bu lông inox

Lắp ghép bu lông inox là việc xiết trực tiếp bu lông vào chi tiết lên kết, hoặc việc xiết chặt bu lông inox và đai ốc inox vào với nhau để giữ những chi tiết nằm giữa bu lông inoxđai ốc inox.

Rất nhiều người tưởng chừng như việc lắp ghép bu lông inox rất đơn giản chỉ là vặn cờ lê, hay bây giờ là dùng súng vặn khí nén rất nhanh. Việc đó thực sự rất đơn giản, tuy nhiên còn một số lỗi hay mắc phải, dưới đây là kinh nghiệm lắp ghép bu lông inox một cách hảo.

Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tiếp xúc của bu lông với chi tiết, hoặc đai ốc inox, đây là công việc cực kỳ cần thiết cho mọi mối lắp ghép nói chung chức không chỉ việc lắp bu lông inox. Việc này nhằm tránh những hạt sạn, những vật nhỏ không mong muốn có thể chèn lên bề mặt tiếp xúc của bu lông inox và đai ốc inox, có thể làm hỏng mối ghép hoặc “cháy ren”.

>> Tham khảo thêm bu lông tự đứt S10T

Bu lông Inox 304 ren lửng

Thông thường những mỗi ghép ren có thể cho thêm mỡ bôi trơn vào bề mặt ren, việc này có tác dụng làm trơn bề mặt ren để dễ dàng lắp ghép, cũng như bảo vệ bu lông inox tránh tiếp xúc với môi trường ăn mòn bên ngoài. Việc bôi mỡ cho bu lông inox cũng nên được làm định kỳ để bảo vệ mối ghép một cách vững bền nhất.

Sau khi vệ sinh, bôi mỡ cho bu lông và đai ốc inox thì việc tiếp theo là xiết bu lông và đai ốc inox vào nhau sao cho lực xiết hợp lý, thông thường trải qua 3 bước:

Bước 1: vặn bu lông inox và đai ốc vào với nhau bằng tay cho đến khi ren hoàn toàn ăn khớp.

Bước 2: dùng cơ lê, hoặc súng vặn bu lông (phải chuẩn kích thước) để xiết chặt bu lông inox cho đến khi đạt đủ lực xiết.

Bước 3: kiểm tra lực xiết. Việc này thông thường bị bỏ qua, nhưng đó là việc cực kỳ quan trọng với những mối ghép yêu cầu lực xiết khắt khe. Có thể dùng đồng hồ chuyên dùng để đo lực xiết xem đã đúng tiêu chuẩn hay chưa.

Những hư hỏng thường gặp khi xiết bu lông:

Nhờn ren, hay cháy ren là hiện tượng thường gặp nhất trong việc xiết bu lông, nguyên nhân thường gặp nhất là do lực xiết quá căng, cũng có thê do cát, sạn bám vào bề mặt tiếp xúc của ren. Để tránh hiện tượng cháy ren thì có thể vặn bu lông theo 3 bước ở trên với việc đảm bảo lực xiết vừa đủ. Nên nhớ, cần vệ sinh bề mặt ren trước khi lắp, và cũng nên bôi mỡ bôi trơn lên bề mặt ren trước khi lắp.

Hỏng đầu bu lông: Hiện tượng bu lông lục giác bị xoay trong không thể tiếp tục xiết những lần sau là hư hỏng rất hay xảy ra, nguyên nhân thường nằm ở chỗ sử dụng cờ lê hoặc súng vặn bu lông không đúng kích thước như đầu bu lông. Việc này làm đầu bu lông bị xoay tròn và tất nhiên là hỏng luôn bu lông.

Lạm dụng việc sử dụng súng xiết bu lông quá đà: Có một số người rất lười, không chịu vặn bu lông bằng tay trước khi sử dụng máy để xiết, việc này rất hay ra hỏng ren, chú ý phải vặn bằng tay trước khi sử dụng máy, đảm bảo cho ren đã ăn khớp trước khi dùng máy. Với những mối ghép yêu cầu lực xiết vừa phải mà lại sử dụng súng xiết lực lớn, lúc này bu lông inox hoàn toàn có thể bị phá hủy.

Tốc độ xiết quá nhanh của máy xiết bu lông nhiều khi cũng gây ra hiện tượng cháy ren nếu không bôi mỡ vào để xiết.

Bên trên là những chú ý và kinh nghiệm khi xiết bu lông inox, nếu có câu hỏi nào khác, quý khách có thể gửi câu hỏi về cơ khí Việt Hàn để được giải đáp thắc mắc.

 

Đánh giá bài viết post

Trả lời